Tiều Ẩn cổ bích Chí Linh bát cổ

Tiều Ẩn cổ bích, tức Bức tường cổ bao quanh nhà của Tiều Ân. Tiều Ân nghĩa là người tiều phu ẩn dật, là tên hiệu mà Chu Văn An đặt cho mình sau khi cáo quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng.

Khi ông mất, học trò và nhân dân trong vùng mai táng trên Núi Phượng Hoàng. Nơi ở ẩn của Ông được học trò dựng đền thờ gọi là Phượng Hoàng linh từ. Đền thờ xây có 05 gian tiền tế và 03 gian hậu cung bằng đá khối bao quanh, di tích này gọi là Tiều Ân cổ bích, nay thuộc xã Văn An (Chí Linh). Hàng năm, sĩ tử khắp trong và ngoài nước, các nhà giáo và các thế hệ học sinh, sinh viên về dâng hương, trồng cây lưu niệm rất đông. Lăng mộ Ông trên núi Phượng Hoàng và giếng Thuỷ Thần trước điện Lưu Quang vẫn còn, luôn được giữ gìn, tôn tạo.[7]